Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Chức năng nhiệm vụ


NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN
1.      Phòng TC-HC-KT
- Phát hành các loại văn bản theo đúng quy định.
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác tổ chức cán bộ và thực hiện các chính sách đối với CBVC.
- Phối hợp các bộ phận xây dựng kế hoạch và phát động, hướng dẫn các phong trào thi đua, thực hiện và tham mưu sơ kết, tổng kết, đề xuất khen thưởng theo quy định.
- Quản lý sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, thực hiện các chế độ tài chính theo quy định của pháp luật, thực hiện các chế độ về tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN.
- Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện kinh phí, dự toán kinh phí hàng năm.
- Kiểm tra giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích tiết kiệm và hiệu quả
- Tham gia thẩm định mua sắm, sửa chữa tài sản, phương tiện và phối hợp kiểm kê hàng năm đối với tài sản, phương tiện của cơ quan.
- Chủ trì phối hợp xây dựng, sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Thực hiện các nhu cầu khác được bổ sung do Ban Giám đốc phân công.


2. Phòng Nghiệp vụ.
- Phòng Nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Bình Dương có chức năng theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng ( trẻ em mồ côi,người già không nơi nương tựa, người lang thang cơ nhỡ).
- Lập kế hoạch lâu dài tái hòa nhập cộng đồng, tự lực cuộc sống, giảm dần sự phụ thuộc; Xây dựng các dự án tiện ích góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần; Chuyển giao kỹ năng, kinh nghiệm xã hội;
- Tổ chức tăng gia sản xuất, cho đối tượng, dạy văn hoá, dạy nghề, cùng các hoạt động giao lưu, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đối tượng; tiếp đón các đoàn khách, tổ chức trong và ngoài nước đến thăm và tìm hiểu về hoạt động của Trung tâm khi được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3.      Phòng Y tế.
 - Thường xuyên theo dõi kiểm tra và chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh thông thường cho đối tượng.
            - Xử lý cấp cứu ban đầu những ca bệnh nặng ngoài khả năng điều trị, kịp thời báo cáo và đề nghị đưa đối tượng đến bệnh viện cấp cứu và điều trị.
            - Lập hồ sơ bệnh án khi tiếp nhận đối tượng vào nuôi dưỡng.
            - Lập danh sách đưa đối tượng khám bệnh định kỳ.
            - Lập dự trù đề nghị mua thuốc điều trị bệnh cho đối tượng theo định kỳ và đột xuất
- Hướng dẫn đối tượng luyện tập phục hồi chức năng.
- Lập danh sách khám, dự trù đề nghị cấp phát thuốc, theo dõi quá trình điều trị bệnh đối tượng tâm thần.
            - Bảo quản thuốc, quản lý dụng cụ phục vụ cho công tác y tế.
            - Báo cáo tình hình sức khỏe đối tượng với phụ trách cơ sở, phụ trách y tế thường xuyên và đột xuất.
            - Kiểm tra vệ sinh môi trường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm việc thực hiện bếp ăn đối tượng hàng ngày ( cân, kiểm tra trọng lượng và chất lượng thực phẩm ), lưu mẫu phần ăn theo quy định.
            - Thường xuyên vệ sinh phòng y tế sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
Trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên ở các Phòng, Cơ sở căn cứ theo Quy chế làm việc đã xây dựng của từng Phòng, từng Cơ sở.