Sáng ngày 23/3/2023, tại UBND xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh đã tổ chức Hội nghị Kỷ niệm Ngày công tác xã hội Việt Nam 25/3, chủ đề “Hướng về cộng đồng”.
Các tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày CTXH
25/3
Tham dự Hội nghị có hơn 140 đại biểu là đại diện Lãnh đạo, cán bộ làm
công tác xã hội và những đối tượng thụ hưởng dịch vụ công tác xã hội tại
11 xã/thị trấn trên địa bàn huyện Phú Giáo
Ban Tổ chức Hội nghị
Ngày Công
tác xã hội Việt Nam 25-3 là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh giá trị cao
quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội, ghi nhận vai trò và đóng góp
của người làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá
nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; đồng thời phát huy truyền thống “Lá lành
đùm lá rách”, thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, thu hút sự quan tâm
của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và
cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn…
Đại biểu tham dự chụp
ảnh lưu niệm Ngày Công tác xã hội 25/3
Trong
những năm qua, Trung tâm đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương tổ chức 10 lớp truyền
thông nâng cao năng lực cho cộng đồng; hỗ trợ khẩn cấp cho 199 hộ gia đình bị ảnh
hưởng do dịch bệnh Covid-19 với số tiền 535 triệu đồng, trợ giúp 39 trường hợp,
với số tiền 253 triệu đồng hỗ trợ sinh kế mở rộng chăn nuôi, dịch vụ, trợ giúp
bà mẹ độc thân, hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Nhằm hỗ trợ
đối tượng yếu thế kịp thời, Trung tâm đã vận hành tổng đài tư vấn miễn phí
18001106, đưa vào hoạt động mô hình nhà tạm lánh từ năm 2021.
Chia sẻ
của đối tượng thụ hưởng dịch vụ công tác xã hội của Trung tâm
Dịp này, các đại biểu đã được nghe TS.Đồng Văn Toàn –
Giám đốc Chương trình khoa Tâm lý trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương nói
về “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà tạm lánh”.
TS.Đồng
Văn Toàn – Giám đốc Chương trình khoa Tâm lý trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh
Bình Dương báo cáo chuyên đề tại Hội nghị
Tiến sĩ đã ghi nhận sự chung tay của các ngành, các cấp
trong bảo vệ đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, cần tạo bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa
trong hoạt động mô hình nhà tạm lánh, quan trọng hơn là nâng cao nhận thức
trong mỗi gia đình và sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương làm sao để họ
được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.
Cao Đại Nam
Phòng CTXH&PTCĐ